Những lợi ích của hít thở

Qua các thời đại, các văn bản của Đạo Gia đã nêu ưu thế lớn lao của sự hít -thở so với thuốc men trong chữa trị y học. Trương Hữu Gia, một môn sinh của Đạo Gia và là thầy thuốc đời Nhà Thanh, nhấn mạnh rằng liệu pháp hít -thở là điều phải được chỉ định một cách thích hợp bởi mọi thầy thuốc.

Hít - thở và những bài tập có liên quan đến hít -thở là một liệu   pháp công hiệu gấp trăm lần mọi loại thuốc được dùng để trị bệnh. Sự am hiểu này là điều cần thiết đối với con người, và mọi thầy thuốc phải nghiên cứu nó.

Trong khi y học chính thống Phương Tây vẫn còn xem liệu pháp thở - sâu là 'y học của thầy mo', thì một bác sĩ Nga và Âu Châu gần đây đã tái phát hiện cái liệu pháp đã có từ thời cổ đại này và cùng nó, họ đang tiến lên phía trước. Trong cuốn Yoga Self Taught, Andre Van Lysebeth trích dẫn những kết luận của các bác sĩ Pháp Peschier và Walter Michel:

Mọi rối loạn của cơ thể hoặc rối loạn có tính chức năng đều đưa đến tật bệnh và những tình trạng này, nếu không có thể chữa khỏi bằng sự kiểm soát hơi thở, thì cũng chịu ảnh hưởng bởi nó.

Kiểm soát hơi thở là phương pháp ưu việt nhất mà chúng tôi  được biết nhằm gia tăng sức đề kháng bệnh của cơ thể. Nếu sức kháng bệnh của cơ thể bị giảm đi thì bạn sẽ thấy những vi   khuẩn - mà cho đến lúc này là vô hại - phát triển thành những tác nhân gây nhiễm...

Sự cân bằng ion trong máu luôn có một sự miễn dịch tự nhiên, và điều đó tùy thuộc vào hít - thở...Điều đó trao cho sự cân bằng axit / bazơ (nghĩa là Âm/Dương) một tính ổn định và tính   ổn định này được tái lập với mỗi hơi thở...

Đó chính là cách thức mà các thầy thuốc theo Đạo Học thuở xưa đã mô tả về căn nguyên gây tật bệnh - không phải do vi khuẩn 'tấn công' từ bên ngoài, nhưng là sự suy thoái bên trong và sự nhiễm độc tạo ra những mất cân bằng nghiêm trọng, khiến cho sự tấn công từ bên ngoài có thể xảy ra. Khi những tình trạng bệnh lý như thế bên trong cơ thể bị loại trừ qua dinh dưỡng, hít - thở và những chế độ khác, thì cân bằng sinh - hóa tối ưu được phục hồi cho máu và các mô, và cơ thể tự động phục hồi sự miễn dịch tự nhiên của nó.

Cái tạo ra sự khác biệt giữa hít thở cạn thông thường với hít thở sâu bằng bụng đó là vai trò của cơ hoành. Cơ hoành là một màng cơ đàn hổi ngăn ngực với hốc bụ         ng. Khi hai lá phổi giãn nở, chúng đẩy cơ hoành xuống phía dưới; khi hai lá phổi thu lại, chúng kéo cơ hoành vào hốc ngực.

Tuy các bác sĩ Tây Phương vẫn còn xem cơ hoành là một cơ tương đối không quan trọng, chỉ can dự một cách thụ động trong hô hấp, nhưng một cái nhìn lướt qua về tính chất của nó cũng đủ để thấy rằng con người chủ yếu phải thở bằng cơ hoành chứ không bằng lồng ngực và xương đòn. Do lười biếng, thiếu hiểu biết, hút thuốc lá, ô nhiễm, táo bón và những yếu tố khác, những người trưởng thành ngày nay thường trở thành những người hít thở cạn bằng ngực thay vì hít thở sâu bằng bụng theo như tầm quan trọng của nó. Thở ngực sử dụng những cơ liên sườn để mạnh mẽ làm phồng ra lồng ngực trên do đó hạ thấp áp lực không khí trong lồng ngực giúp không khí đó tiến vào bằng lực hút. Tuy vậy, điều đó khiến cho phần phổi dưới, là vùng rộng hơn cả, bất động. Hệ quả là, để có một lượng không khí tương đương với một lần thở cơ hoành, thì người ta phải thở ba lần hơn. Bác sĩ A.Salmanoff mô tả những chức năng hô hấp của cơ hoành như sau:

Đó là cơ khỏe nhất trong cơ thể chúng ta; nó hoạt động như một cái máy bơm hoàn hảo, ép gan, lá lách, ruột, và kích thích toàn bộ tuần hoàn cửa và bụng.

Bằng cách ép những mạch máu và mạch bạch huyết của bụng, cơ hoành trợ giúp sự tuần hoàn trong tĩnh mạch, từ bụng đến ngực.

Số lần chuyển động của cơ hoành trong một phút bằng một phần tư số lần của tim. Nhưng sức mạnh năng động của nó đối với hồng cầu (haemodynamic power) thì lớn hơn nhiều và sức đẩy của nó cũng lớn hơn sức đẩy của tim. Chúng ta chỉ cần hình dung bề mặt của cơ hoành để chấp nhận sự việc là nó hoạt động tựa một trái tim khác.

Thở xương đòn, đặc trưng của những nạn nhân hen suyễn và khí thủng, thì kém hiệu năng hơn thở ngực. Khi thở xương đòn, các xương đòn được nâng lên nhằm nở ra phần hẹp bên trên hai lá phổi. Như vậy, sự hít thở phải rất nhanh - như con chó thở hổn hển - nhằm có thể đưa đủ lượng không khí vào trong những cái túi nhỏ, hẹp ở đỉnh của hai phổi được kiểm soát bởi các xương đòn. Với một vùng bề mặt nhỏ bé như thế được đón nhận không khí, tim phải bơm máu qua phổi nhanh hơn nhiều so với hít thở sâu.

Thở xương đòn xuất hiện một cách tự phát khi chúng ta gặp stress hoặc lo âu. Ngược lại, những ai có thói quen thở theo lối này thì dễ mắc phải chứng lo âu mãn tính. Lần tới, nếu bạn cảm thấy lo âu hoặc "căng thẳng", thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự liên quan giữa lo âu và hít thở cạn, chỉ đơn giản là bằng cách quan sát những lối thở của bạn. Sau đó, bạn hãy thực hiện vài lần thở bụng sâu, giữ chúng trong vài giây, và thở ra dài và chậm. Ngay tức khắc, bạn sẽ nhận thấy rằng lo âu đã tan biến.

Không may thay, từ lâu hầu hết những người trưởng thành đã không còn nhớ cách thức sử dụng cơ hoành của mình để thở - thật vậy, nhiều người còn không biết rằng mình có một cơ quan như thế. Phái nữ đặc biệt thường có khuynh hướng thở xương đòn cạn. Cái khuynh hướng này có liên quan đến thai nghén, vì trong thời gian này thở cơ hoành trở nên không thể thực hiện được tử cung đã nở to. Phụ nữ cũng có khuynh hướng mặc áo bó eo, nơi chỉ đôi chút sức ép cũng đủ để đưa sự hít thở lên lồng ngực và xương đòn.

Một hơi thở sâu, toàn diện, thì phải sử dụng cả ba lối hít thở trong một sự mở rộng dịu dàng của hai lá phổi, bắt đầu tự đáy chứ không tại đỉnh. Người hít thở sâu trước tiên phải hít không khí vào hai phổi dưới một cách từ tốn bằng cách để cho cơ hoành đã phát triển đầy đủ, các cơ liên sườn tác động để mở lồng ngực và đưa không khí vào phổi giữa. Khi lồng ngực đã giãn nở đầy đủ thì người hít thở thực hiện một nỗ lực nhỏ sau cùng, nhằm nâng những xương đòn của mình lên đôi chút để cho không khí tuôn vào những túi hẹp ở phần trên của hai phổi. Ở điểm này, hai vai có khuynh hướng cong lên và cổ rút lại, vì vậy khi hơi thở đã hoàn tất, bạn hãy chú ý thư giãn, hạ thấp hai vai và duỗi giãn cổ ra. Sau đó, dịu dàng đưa bọt khí của hơi thở trong ngực bạn xuống phía rốn bằng cách đẩy nó xuống cơ hoành.

Bằng cách cắt giảm hơn phân nửa số hơi thở cần có cho mỗi phút, thở cơ hoành tăng cường hiệu năng của hô hấp, giúp cho tim khỏi phải làm việc nhiều, và giúp bảo toàn sinh năng. Đạo Gia đo độ dài của đời sống không phải bằng số ngày sinh nhật nhưng bằng số nhịp tim và số hơi thở: mỗi hơi thở và nhịp tim mà ta tiết kiệm được ngày nay sẽ kéo dài đời sống  ngày sau. Thở cơ hoành tăng cường tuần hoàn máu, giúp cho máu chu chuyển mạnh mẽ hơn trong khắp cơ thể mà không buộc tim phải làm việc nhiều, đồng thời nó cũng giúp gia tăng dung lượng của phổi. Cứ mỗi milimet cơ hoành giãn nở thêm trong khi hít vào thì dung lượng của phổi gia tăng từ 250 đến 300ml.

Tại Phương Đông, hít thở được xem như một khoa học. Trung Hoa có Khí công và Ấn Độn có pranayama (điều tức pháp N.D), nhưng thế giới phương Tây cũng chẳng hiểu bằng cách nào năng lượng trong khí quyển được dùng như là một "dưỡng chất" quan trọng cho sức khỏe con người. Trớ trêu thay, gần đây khoa học phương Tây đã phát hiện nhiều chứng cứ giúp xác minh những ý niệm cổ xưa của Đạo Gia về không khí, hơi thở và sinh năng cũng như những vai trò của chúng trong sức khỏe và trường thọ.

Nguyên tố chủ yếu trong không khí mang điện tích quan trọng không phải là oxygen, hoặc nitrogen, hoặc một chất hóa học thuộc dạng khí nào, mà là ion âm - một mảnh phân tử bé tí, rất tích cực mang một điện tích âm tương đương với điện tích của một electron. Ngược lại, những chất gây ô nhiễm như bụi, khói và hóa chất độc hại thì được sản sinh trong không khí dưới dạng những ion đa phân tử lớn, chậm chạp mang điện tích dương. Trong không khí ô nhiễm, các ion dương chậm lại, bẫy và vô hiệu hóa những ion âm tích cực, do đó lấy đi sing khí trong không khí. Hít thở thứ không khí đó cũng tựa như ăn những thức ăn tạp nham đầy "calories rỗng". Trong không khí trong lành của vùng quê thì tỉ lệ trung bình của ion âm với ion dương là vào khoảng ba trên một; trong không khí ô nhiễm của thành phố thì tỉ lệ đó giảm xuống đến độ chỉ còn khoảng một ion âm trên 500 ion dương.

Sinh khí của các ion âm trong không khí cũng bị phá hủy bởi máy lạnh, máy sưởi và những không gian khép kín. Từ lâu người ta đã nhận thấy rằng làm việc suốt ngày trong những văn phòng và xưởng sản xuất có gắn máy lạnh hoặc máy sưởi làm cho con người kiệt sức, ngay cả khi họ chỉ ngồi ở bàn giấy hoặc đứng bên dây truyền lắp ráp tự động, trong khi những trại chủ, cũng làm việc bằng chừng đó số giờ, nhưng ở ngoài trời và với công việc nặng nhọc hơn, thì không phải khổ sở bởi cái hội chứng kiệt sức cuối ngày làm việc. Điều đó không phải do công việc làm cho những người trong văn phòng và xí nghiệp kiệt sức, nhưng do thiếu sinh khí trong không khí mà họ cần để hít thở hàng ngày. Tại Nhật Bản, nơi Khí là điều đã được am hiểu, hầu hết những cao ốc văn phòng, xí nghiệp và khách sạn cao tầng giờ đây đã được trang bị những hệ thống phát ion âm nhằm tăng cường ion âm quan trọng đã bị cạn kiệt do hệ thống sưởi, máy lạnh và ô nhiễm. Có lẽ đó là một tronh những bí quyết của năng lực sản xuất luôn đứng đầu của Nhật Bản.

Trong tự nhiên, không khí được ion hóa một cách tự nhiên, bởi tác động của sự phát ra các sóng ngắn điện từ mặt trời và những tia vũ trụ khác, bắn phá các phân tử không khí và truyền năng lượng cho những mảnh phân tử. Sự chuyển động và bốc hơi của những vùng nước rộng lớn với những ion hóa tự nhiên là dòng trôi chảy không bị tắc nghẽn của gió bên trong những không gian rộng mở. Như vậy, người ta có thể tìm thấy Khí có tác dụng mạnh ở những độ cao, nơi sự phát quang của mặt trời và các tia vũ trụ là mạnh nhất, nơi gió liên tục thổi, và nước mang hình dạng của những dòng trôi chảy và những hồ rộng. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy như vừa tìm lại sức sống mới sau một ngày sống ở miền núi, ngay cả trước đó bạn phải trải qua một hành trình dài.

Trong những năm đầu của chương trình không gian, người ta thường nhận thấy rằng, tuy sức khỏe và thể lực rất tốt, nhưng các nhà du hành vũ trụ bị kiệt sức chỉ sau ít tiếng ngồi trong khoang tàu vũ trụ, dẫu đã được phóng lên không gian hay chỉ trong giai đoạn huấn luyện trên mặt đất. Điều đó khiến cho các nhà khoa học phải mất một số năm mới tìm ra vấn đề, tuy nhiên nếu tham vấn một môn sinh của Đạo Gia hoặc Yoga Ấn Độ thì họ hẳn có ngay lời giải đáp. Theo một báo cáo của hãng đã chế tạo những máy phát ion âm cho chương trình vũ trụ, được Andre van Lysebeth trong cuốn sách nổi tiếng bàn về điều tức pháp Pranayama: The Yoga of Breathing, thì:

Do được làm toàn bằng thép nên mỗi khoang tàu vũ trụ là một mẫu lý tưởng của cái lồng Faraday, trong đó ngay cả nhà du hành vũ trụ đươch huấn luyện chu đáo nhất cũng nhanh chóng có những dấu hiệu của những xáo trộn thể lý, đặc biệt là sự mệt mỏi và sớm kiệt sức. Điều này đã được nhận thấy tương tự tại Nga và được người Nga công khai nhìn nhận. Glenn và Carpenter đã mệt mỏi một cách nhanh chóng, và mệt mỏi, kiệt sức, xáo trộn thể lý cũng là trường hợp của nhà du hành vũ trụ Tivov, đến nỗi ông đã thực sự say không gian chỉ sau sáu vòng bay quanh trái đất.

Khi một không khí vũ trụ nhân tạo chứa nhiều ion âm được tạo ra bên trong khoang tàu vũ trụ với những máy phát ion âm, thì những triệu chứng vừa kể hoàn toàn biến mất, và như thế cho phép các nhà du hành vũ trụ có thể sống trong không gian nhiều ngày, nhiều tuần và ngay cả nhiều tháng. Vì điện là một dạng phổ quát của "sinh năng tự tồn tại" không phụ thuộc vào sự sống, nên những lợi ích về mặt thể  lý của việc đưa những trường điện nhân tạo vào cũng tương tự như những lợi ích từ những trường tự nhiên.

Chính sự phân cực của Âm và Dương làm cho Khí chuyển động. Trong khoa học Phương Tây, sự phân cực đó được gọi là "độ dốc tiềm tàng", nghĩa là sự khác biệt tiềm tàng trong điện áp giữa hai điểm. Trong không gian mở rộng, độ dốc tiềm tàng lên đến vài trăm volt mỗi mét, nhưng trong không khí ô nhiễm và những không gian khép kín thì nó gần như bằng 0. Như vậy, độ dốc tiềm tàng quyết định "sức mạnh" của môi trường - điện tử, và sức mạnh của trường - điện tử quyết định những ion âm tích cực như thế nào bên trong nó và chúng trôi chảy mạnh mẽ như thế nào giữa các điểm. Bản báo cáo được trích dẫn bên trên viết tiếp:

Một điều chắc chắn là có một trường - điện tử tồn tại giữa trái đất và khí quyển. Các trường - điện tử tự nhiên này thường là dương (Dương) đối với đất (Âm), và sức mạnh của nó thường là vài trăm volt trên mét.

Như vậy, độ dốc tiềm tàng là cao hơn ở những nơi như núi, bãi biển, công viên và những không gian thoáng rộng khác, nơi các ion âm trôi chảy một cách tự do từ cực Dương của khí quyển đến cực Âm của trái đất. Mọi sinh vật giữa hai cực đó đều có vai trò như những nơi độ dốc tiềm tàng là vài trăm volt mỗi mét, thì một người cao 2 mét hẳn chịu một độ dốc tiềm tàng là từ 400 đến 500 mét giữa đầu và chân, và điều này làm cho sự trôi chảy tự do của sinh năng được tốt đẹp hơn.

Daniel Reid: Đạo của Sức khỏe, Tình dục và Trường thọ
The Tao of Health, Sex and Longevity

Post a Comment

0 Comments