Nhịn ăn

Nhịn ăn là cơ chế tự nhiên dùng để trị bệnh cổ xưa nhất thế giới. Theo bản năng mọi động vật, ngoại trừ con người hiện đại, đều nhịn ăn khi bị bệnh.

Cho đến nay, những bộ lạc nguyên thủy tại Amazon, Trung Phi và những vùng sâu, vùng xa của Á châu vẫn có những "nhà bệnh" ở bên ngoài làng của họ, nơi những người bệnh của bộ lạc đến đó để nghỉ ngơi và nhịn ăn cho đến khi họ lành bệnh và lấy lại sinh khí. Các đạo sĩ Hindu là những người được biết đến nhiều qua nhịn ăn và rửa ruột. Nhịn ăn để trị bệnh luôn là một phần quan trọng trong những giảng dạy của đạo gia. Các bực thầy đạo gia khuyên các môn sinh của họ phải nhịn ăn trong những giai đoạn dài nhằm tẩy uế cơ thể và làm cho tâm trí được sáng suốt trước khi đưa họ đến những kỹ thuật cao cấp hơn.

Người Hi lạp cổ đại đã áp dụng phương pháp nhịn ăn để được khỏe mạnh cũng như trường thọ và họ đã nổi tiếng với một thể chất khỏe mạnh vững chãi. Được công nhận là những người đã thành lập y học Tây phương, Galen, Paracelsus và Hippocrates đã quy định và áp dụng phương pháp nhịn ăn để trị mọi chứng bệnh hiểm nghèo, họ khuyên mọi người xem nhịn ăn là phương pháp tuyệt vời trong phòng chống bệnh. Pytagoras buộc các môn sinh của ông phải nhịn ăn trong 40 ngày nhằm tẩy uế cơ thể và tâm trí trước khi nhận những giảng dạy cao cấp hơn của ông. Plato và Aristotle, hai nhân vật hàng đầu của triết học Tây phương, là những người đã áp dụng đều đặn phương pháp nhịn ăn để tăng cường sức khỏe thể lý và kích thích những sức mạnh tinh thần. Thánh kinh đã  nêu lên 74 lần nhịn ăn, và đức Jesus cũng thường nhịn ăn, đôi khi kéo dài đến 40 ngày. Đức Phật cũng vậy. Nhịn ăn là một đáp ứng có tính tự nhiên và phổ quát đối với bệnh tật và sự suy yếu chứ không là một "trải nghiệm" tôn giáo hay văn hóa.

Nhịn ăn mở ra một tiến trình tẩy uế lạ lùng và tiến trình này chạy đến từng tế bào và mô trong cơ thể. Nội trong 24 giờ khi phần nhịn ăn đã bị cắt giảm, enzyme không còn vào dạ dày, ruột và vào dòng máu, nơi chúng nuốt chửng mọi chất thải, những tế bào chết và hư hại, vi trùng, những chất thải từ chuyển  hóa, những chất ô nhiễm. Mọi tuyến và các cơ quan của cơ thể đều có được sự nghỉ ngơi đầy đủ trong khi những mô của chúng được cân bằng và điều chỉnh. Toàn bộ kênh thực phẩm được dọn và xuất ra nơi cuối kênh, khiến cho những người lần đầu nhịn ăn phải ngạc nhiên và ghê tởm, đủ để cho phương pháp nhịn ăn và tẩy ruột trở thành một thói quen được duy trì lâu dài.

Có lẽ một trong những lợi ích quan trọng nhất của nhịn ăn đó là nó tẩy uế và lọc sạch dòng máu. Máu có nhiệm vụ mang đến các dưỡng chất và ôxy cho mỗi tế bào của cơ thể, và nó cũng phải mang đi những chất thải của sự chuyển hóa để bài tiết trong thận và phổi. Máu cũng có nhiệm vụ bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể, chu chuyển các tế bào bạch huyết, enzyme và những nhân tố miễn dịch khác để liên tục "tìm và diệt" những kẻ xâm nhập. Máu bị ô nhiễm thì không thể chu toàn những chức năng đó. Hệ quả là suy dinh dưỡng tiến vào và vi khuẩn có dịp để xâm nhập những mô dễ tổn thương nhất. Trừ khi bạn sống một cuộc đời ẩn sĩ, khổ hạnh xa hản với văn minh và né tránh mọi điên rồ của ẩm thực, còn không máu và mô của bạn khó thoát khỏi phải tích tụ độc tố, dần dà mất khả năng tiếp tục thực hiện chức năng của nó. Nếu bạn không tẩy những chất độc đều đặn đó ra khỏi cơ thể thì nhiễm độc máu càng lúc càng tệ hại hơn, cho đến khi cơ thể không thể chịu đựng nổi hoặc tẩy uế chính nó một cách tự phát dưới dạng tiêu chảy, mụn nhọt, những chỗ mưng mủ vì nhiễm trùng, những đốm nám trên da, vã mồ hôi, cơ thể nặng mùi, hơi thở thối và v.v... hoặc nó chỉ đơn giản ngưng chiến đấu và mắc bệnh ung thư, lao và những bệnh hiểm nghèo khác.

Trong bản tin vào năm 1986, hãng thông tấn AP tường thuật những kết quả về việc cưỡng ép nhịn ăn đối với những con chuột tại phòng thí nghiệm, trong một nghiên cứu về lão hóa tại Hoa Kỳ như sau:

Khi những chế độ dinh dưỡng của những con chuột thí nghiệm bị giới hạn nghiêm ngặt, thì chúng sống lâu hơn những con chuột được cho ăn mặc sức. Thật vậy, các nhà nghiên cứu nói rằng những hạn chế thực phẩm như thế là cách duy nhất mà họ biết là đáng kể trong kéo dài thời gian của loài gậm nhấm.

Như chúng ta đã thấy, Âm và Dương trong dinh dưỡng và tiêu hóa được tóm tắt vào cân bằng axit/alkaline trong thuật ngữ khoa học phương Tây. Chứng giảm độ kiềm huyết tương đã trở thành một tai họa hàng đầu của văn minh đương đại và là nguyên nhân của đủ loại khốn khổ. Khi axit trong máu tăng lên đến những mức không thể chịu đựng nổi, thì dòng máu làm lắng đọng axit ở dạng những tinh thể ở các khớp, nơi chúng hình thành những cái cựa "gắn chặt" các khớp của bạn được trơn tru. Hệ quả  là những chứng viêm khớp gây đau nhức. Nhịn ăn giúp cho enzyme tiến vào khớp và làm tan những tinh thể đó, bằng cách phục hồi dịch khớp và sự linh động của khớp. Nhịn ăn cũng loại bỏ chứng giảm độ kiềm huyết trong máu. Thật vậy, những hiệu ứng phụ gây khó chịu mà bạn cảm thấy trong ba ngày đầu của nhịn ăn là do những tinh thể axit đó và những độc tố khác đang đi vào dòng máu để bị đào thải.

Nhịn ăn cũng là liệu pháp tuyệt vời để chữa trị bệnh tâm thần. Tại Nga, nơi liệu pháp nhịn ăn được gọi là "chịu đói để trị bệnh", những kết quả ngoạn mục đã được thực hiện. Năm 1972, bác sĩ Yuri Nikolayev của Viện nghiên cứu bệnh học Tâm thần Mascow đã thành công trong việc chữa trị cho trên 7 ngàn bệnh nhân bị nhiều chứng rối loạn tâm thần khác nhau, như rối loạn thần kinh chức năng và tâm thần phân liệt.

Còn liệt dương và vô sinh thì sao? Bạn phải tìm thủ phạm trong ruột của bạn.  Ruột bị nghẹt và có độc chất ảnh hưởng một cách tiêu cực đến bản năng giới tính của cả nam và nữ giới qua việc nó ép vào van, do đó gây cản trở cho các tuyến và cơ quan sinh dục. Các báo cáo cho biết rằng những cặp vợ chồng không có con trong 10 hoặc 20 năm do "vô sinh", bỗng nhiên thấy họ "có con" sau khi thực hành liệu pháp nhịn ăn kết hợp với thụt rửa ruột.

Trương Sơn Tùng, một thầy đời Tống, thế kỷ 10 sau CN, đã viết nhiều về lợi ích của liệu pháp tẩy rửa ruột khỏi những cặn bã và những chất độc, ông đã áp dụng liệu pháp này cho đủ loại bệnh xem chừng chẳng liên quan gì đến ruột như đau nhức và sốt khác thường về tâm trí và cảm xúc, khó tiêu và táo bón v.v... Ông viết:

Mọi thầy thuốc đều biết rằng một sự chu chuyển không bị ngăn trở của máu tươi và sinh năng là những yếu tố quan trọng nhất cho sức khỏe. Nhưng nếu dạ dày và ruột bị nghẹt thì máu và sinh năng sẽ tù đọng.

Phương pháp tẩy ruột cổ truyền của Đạo Gia bao gồm nhịn ăn kết hợp với những thảo dược có tính năng xổ mạnh, nhằm làm tan chất nhầy và những cặn bã trong ruột. Ngay từ thế kỷ thứ 3 trước CN, những phương pháp đó được nêu lên trong Hoàng Đế Nội Kinh.

Ngày nay các loại thuốc xổ mạnh và nhẹ thuộc tân dược trở thành những thứ phổ biến nhất trong thế giới Tây Phương, nơi chứng táo bón trở thành một vấn đề mãn tính đối với trẻ cũng như già, nam cũng như nữ. Không như những thảo dược mà các thầy thuốc Trung Hoa dùng để tẩy xổ ruột kết hợp liệu pháp nhịn ăn và liệu pháp dinh dưỡng, những tân dược Tây Phương được làm từ hóa chất và chúng hoàn toàn không tương hợp với cơ thể con người. Chúng tác động bằng cách kích thích niêm mạc ruột đến nỗi chùn lại như một con rắn bị thương và tống đi chất độc gây khó chịu cùng với bất kỳ thứ cặn bã nào xuất hiện trên con đường tống xuất đó. Những thứ tân dược đó chẳng làm gì để loại bỏ những protein thối rữa đang bám sâu, những chất lắng độc hại của sự lên men, và những lớp nước nhầy đã khô. Nếu tiếp tục được dùng, những thứ tân dược dần dà làm suy yếu ruột đến nỗi ruột sẽ không thực hiện chức năng đó của nó nếu không có chất kích thích nhân tạo càng lúc càng mạnh hơn. Và khi nó không còn hoạt động nữa, thì bước kế tiếp của người bệnh là bước vào phòng mổ để phẫu thuật mở thông ruột già.

May thay, có một con đường tốt hơn để tẩy uế ruột già và phục hồi sự nhuận tràng, một con đường hoàn toàn dựa trên một thứ có nhiều hơn cả trong tự nhiên là: Nước. Đó là phương pháp rửa sạch hoàn toàn ruột già khỏi phân bị nghẽn và những chất độc hại bị đóng chặt vào, mà không phải dùng đến hóa chất với những tác dụng phụ gây nguy hại. Phương pháp đó là thụt rửa ruột. ( Xin xem bài DÙNG NƯỚC ĐỂ THÔNG RUỘT GIÀ)

Daniel Reid: Đạo của Sức khỏe, Tình dục và Trường thọ
The Tao of Health, Sex and Longevity

Post a Comment

0 Comments